Tin tức Sự kiện

BÁO CÁO TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021

      Năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội của cả nước nói chung, TP Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt là vào cuối tháng 7/2020 khi Đà Nẵng trở thành tâm dịch Covid-19 khiến kinh tế - xã hội TP chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nhiệp, dịch vụ, du lịch. Cùng với đó là diễn biến tình hình thời tiết không thuận lợi, mưa lũ liên tiếp vào cuối tháng 10/2020 khiến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn năm 2020 ước tăng trưởng âm 9,77% so với năm 2019 nhưng hoạt động ngân hàng, bảo hiểm vẫn tăng trưởng tích cực, ước đạt 7,35% so với năm 2019, đóng góp hơn 6.255 tỷ đồng vào quy mô GRDP thành phố.

Kết quả hoạt động ngành Ngân hàng thành phố năm 2020 cụ thể như sau:

PHN I: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CN ĐÀ NẴNG

1.Công tác thanh tra, giám sát

- Công tác thanh tra, giám sát, phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành NH: Năm 2020, TTGS CN đã thanh tra 08 đơn vị, ban hành kết luận thanh tra 02 cuộc; kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của TW 02 Cty tài chính. Tổng số kiến nghị chấn chỉnh, xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 38 kiến nghị, trong đó các TCTD đã hoàn thành 18 kiến nghị. Hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn được Chi nhánh triển khai kịp thời theo đúng kế hoạch của Cơ quan TTGS và chỉ đạo của Giám đốc NHNN CN. Hoạt động đường dây nóng hỗ trợ Covid cho KH được thực hiện nghiêm túc. Thời gian qua, NHNN TP và các TCTD trên địa bàn không phát sinh các vụ việc tham nhũng.

- Hoạt động cấp phép: Chi nhánh đã chấp thuận đủ điều kiện khai trương hoạt động cho 01 CN và 01 PGD, thay đổi tên 03 PGD, chấp thuận thay đổi địa điểm cho 24 CN và PGD, chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý 01 PGD của TCTD.

- Hoạt động tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Chi nhánh đã nhận được 36 đơn thư có nội dung khiếu nại và phản ánh nhưng không thuộc thẩm quyền, TTGS Chi nhánh đã trả lại đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan liên quan để được giải quyết.

- Chi nhánh cũng đã triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” theo đúng mục tiêu, định hướng của Đề án và NQ 42/2017/QH14, và đạt được hiệu quả khá tích cực.

2. Công tác quản lý ngoại hối

Trong năm 2020, Chi nhánh đã xác nhận đăng ký 27 khoản vay nước ngoài cho 18 DN với tổng kim ngạch vay là 25,9 triệu USD; Xác nhận đăng ký thay đổi 34 khoản vay nước ngoài cho 18 DN. Đồng thời cấp phép hoạt động đại lý đổi ngoại tệ cho 02 DN, thu hồi giấy phép đại lý đổi ngoại tệ của 03 DN. Xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho 02 nhà đầu tư với tổng giá trị 14 triệu USD, và xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho 01 nhà đầu tư.

3. Công tác quản lý thị trường vàng

Giao dịch vàng tại thị trường Đà Nẵng diễn ra bình ổn theo nhu cầu thực tế của khách hàng, không có hiện tượng đầu cơ làm giá. Chi nhánh đã cấp phép hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho 01 DN, thu hồi giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của 01 DN. Hiện nay trên địa bàn có 44 DN được cấp phép SX vàng TSMN và 101 điểm giao dịch được NHNN cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

4. Công tác kế toán - thanh toán

Tình hình thanh toán trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2020 tiếp tục phát triển ổn định, chất lượng dịch vụ thanh toán ngày càng được cải thiện và có nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tácthanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi và thanh toán tập trung trên toàn địa bàn, đồng thời đã cụ thể hóa và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP Đà Nẵng” đã được UBND TP phê duyệt.  

5. Công tác tiền tệ - kho quỹ

Tổ chức tốt công tác điều hòa lưu thông tiền mặt, an toàn kho quỹ của các TCTD và KBNN trên địa bàn,kiểm tra định kỳ về công tác an toàn kho quỹ tại 01 TCTD.

6. Công tác phối hợp với VP Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng

Chi nhánh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn cùng tham dự đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH thành phố nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý và báo cáo các kiến nghị cử tri liên quan đến ngành Ngân hàng đến Văn phòng NHNN VN; nhanh chóng xử lý, báo cáo các ý kiến đột xuất của Đại biểu Quốc hội và duy trì báo cáo các hoạt động ngân hàng trên địa bàn đến Văn phòng Đoàn ĐBQH.

7. Công tác thông tin, truyền thông

Phối hợp với các Sở, ban ngành thực hiện Kế hoch tuyên truyền về TTKDTM; phổ biến Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN VN để tuyên truyền các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn tại các TCTD bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động NH cho các báo, đài trên địa bàn...

8. Công tác kiểm soát nội bộ cũng được Chi nhánh chú trọng, đặc biệt là đối với hoạt động nghiệp vụ có rủi ro cao, dễ phát sinh tiêu cực như kho quỹ, tài chính – kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu...

PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

1. Về mạng lưới tổ chức tín dụng: Đà Nẵng hiện có 61 chi nhánh TCTD và 249 PGD phân bố rộng khắp các quận, huyện.

2. Về tình hình lãi suất: Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến: 6% - 9%/năm, Lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến: 9% - 11%/năm, cho vay các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%-10%/năm.

3. Hoạt động tín dụng

* Công tác huy động vốn:Tổng nguồn vốn huy động đạt 142.140 tỷ đồng, tăng 8,31% so với năm 2019, trong đó tiền gửi dưới 12 tháng đạt 120.509 tỷ đồng, tăng 8,37%; tiền gửi trên 12 tháng đạt 21.631 tỷ đồng, tăng 7,96%; Tiền gửi từ dân cư chiếm 64,66%.

* Công tác cho vay: Tổng dư nợ cho vay đạt 186.419 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2019; trong đó cho vay bằng VND chiếm 97,59%/tổng dư nợ, tăng 6,29% so với năm 2019. Cho vay ngắn hạn đạt 65.602 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 35,19%), tăng 5,75%; cho vay trung, dài hạn đạt 120.817 tỷ đồng, tăng 6,61% so với năm 2019. Cho vay DN đạt 120.817 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 64,81%), tăng 6,61%, cho vay cá nhân và hộ gia đình đạt 81.217 tỷ đồng, tăng 3,01% so với năm 2019.

        *Tình hình thực hiện các chương trình tín dụng

- Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn dư nợ đạt 9.840 tỷ đồng.

- Cho vay xây dựng nông thôn mới dư nợ đạt 6.903 tỷ đồng.

      - Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ có dư nợ tính đến 31/12/2020 đạt 3,1 tỷ đồng.

- Tình hình triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản: Đến 31/12/2020 cho vay đóng mới và nâng cấp 09 tàu cá, tổng số cam kết giải ngân là 120,21 tỷ đồng, doanh số cho vay là 119,03 tỷ đồng, tổng dư nợ là 107,2 tỷ đồng.

- Cho vay các lĩnh vực ưu tiên:Dư nợ cho vay đạt 72.227 tỷ đồng, tăng 25,83% so với cuối năm 2019, trong đó: lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 9.840 tỷ đồng; lĩnh vực xuất khẩu 2.635 tỷ đồng; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ 2.243 tỷ đồng; doanh nghiệp nhỏ và vừa 57.487 tỷ đồng, và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao 22 tỷ đồng.

- Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH đến 31/12/2020 là 2.861 tỷ đồng, tăng 19,31% so với cuối năm 2019. Cho vay tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn là 39,49 tỷ đồng.

* Về chất lượng tín dụng: Đến 31/12/2020, nợ quá hạn của các chi nhánh TCTD trên địa bàn là 5.999 tỷ đồng, chiếm 3,22% trên tổng dư nợ, nợ xấu là 3.870 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,08% trên tổng dư nợ, tăng 2.596 tỷ đồng so với dư nợ xấu cuối năm 2019.

4. Hoạt động thanh toán, phát triển dịch vụ

Năm 2020, Covid-19 tạo cơ hội để mở rộng dịch vụ TTKDTM và nhận thức của người dân về sử dụng các phương tiện TTKDTM đã có những chuyến biến tích cực, góp phần triển khai Đề án phát triển TTKDTM thuận lợi hơn.

Các NHTM đã phát hành mới 340.980 thẻ nội địa và 143.609 thẻ quốc tế; tổng số ATM là 552 máy, giảm 5 máy; tổng số POS là 7.636 máy, giảm 810 máy so với năm 2019. Giá trị TTKDTM toàn địa bàn ước đạt 415.806 tỷ đồng, chiếm 60,37% tổng giá trị thanh toán, tăng 53,26% so với cuối năm 2019, trong đó giao dịch qua Internet Banking 140.088 tỷ đồng, qua Mobile Banking 222.534 tỷ đồng (qua QRCode: 350 tỷ đồng) và qua các kênh thanh toán khác 272.947 tỷ đồng.

5. Hoạt động ngoại hối: Doanh số mua ngoại tệ đạt 2.009 triệu USD, giảm 16,2%; Doanh số bán ngoại tệ 1.985 triệu USD, giảm 16,71%; Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu 1.248 triệu USD, tăng 7,6%; Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 958 triệu USD, giảm 6,46%; Chi trả kiều hối: 132 triệu USD, giảm 9,63% so với năm 2019.

6. Công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường

* Cơ cấu thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi vốn vay: Cơ cấu thời hạn trả nợ 733.410 triệu đồng cho 1.199 khách hàng; miễn, giảm lãi vốn vay 22.443 triệu đồng cho 4.687 khách hàng (tính đến 30/11/2020).

* Hoạt động kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp: Đến 31/12/2020, các TCTD trên địa bàn cam kết cho vay theo Chương trình gần 7.128 tỷ đồng, số tiền giải ngân từ đầu năm đạt 3.877 tỷ đồng cho 535 DN, dư nợ cho vay đạt 2.636 tỷ đồng, giảm lãi suất cho 36 DN với tổng dư nợ được giảm lãi là 334,1 tỷ đồng.

* Công tác đẩy nhanh xử lý nợ xấu liên quan đến công tác thi hành án: Đến 30/11/2020 THA đã nhận 191 hồ sơ, thụ lý 89 hồ sơ trên địa bàn với dư nợ 433.089 triệu đồng; ngoài địa bàn, THA đã nhận 35 hồ sơ, thụ lý 14 hồ sơ với dư nợ 24.186 triệu đồng.

7. Công tác triển khai các giải pháp hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng dịch Covid-19, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mua lũ cũng được Chi nhánh thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Đến 31/12/2020, tổng dư nợ bị thiệt hại do Covid-19 trên địa bàn là 61.795,49 tỷ đồng, số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 7.988,15 tỷ đồng với 4.572 KH; Số dư nợ đã được miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ 3.744,10 tỷ đồng, số lãi được miễn, giảm là 16,5 tỷ đồng với 295 KH; doanh số cho vay mới lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 12/2020 là 37.279,91 tỷ đồng với 7.754 KH.

8. Công tác an sinh xã hội: Năm 2020, ngành Ngân hàng TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội với tổng số tiền là 21.956 triệu đồng.

9. Ngoài ra, hoạt động triển khai Kế hoạch tài chính toàn diện quốc gia và công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được Chi nhánh tích cực thực hiện.

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2020

1.Kết quả đạt được

(i). Lãi suất huy động và cho vay được kiểm soát ổn định và có điều chỉnh giảm. Tỷ giá và thị trường ngoại hối trên địa bàn được quản lý hiệu quả. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được các NHTM đáp ứng đầy đủ và kịp thời.

(ii.)Hoạt động cho vay vẫn tăng trưởng trong điều kiện dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp.

(iii). Hoạt động TTKDTM tiếp tục phát triển mạnh cả về chất và lượng, các chỉ số TTKDTM tăng trưởng mạnh mẽ.

(iv). Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, ngăn chặn kịp thời các sai sót, vi phạm. Công tác điều hòa lưu thông tiền mặt vẫn được thực hiện tốt.

(v). Công tác truyền thông được thực hiện tốt, những chủ trương về chính sách tiền tệ, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ được thông tin kịp thời.

(vi). Hoạt động an sinh xã hội vẫn luôn được quan tâm thực hiện.

2. Tồn tại và hạn chế        

(i).Mức tăng trưởng huy động vốn vẫn chưa cao. Vốn huy động trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động, chưa phù hợp với quy mô dư nợ trung, dài hạn.

(ii). Mặt bằng lãi suất tuy có giảm nhưng chưa đồng đều giữa các NH.

(iii). Các TCTD tại Đà Nẵng đều là cấp chi nhánh nên mức độ chủ động về quyết định của các chi nhánh TCTD trong hoạt động cho vay, nhất là đối với các Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn chưa cao.

(iv). Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro. Chương trình tín dụng đặc thù theo Nghị định 67 vẫn còn có nhiều vướng mắc trong thực tiễn, nợ xấu chương trình cho vay này rất cao.

(v). Do ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tăng cao, việc kiểm soát nợ xấu gia tăng cần được các TCTD đặc biệt quan tâm.

(vi). Theo các điều kiện được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư 11/TT-NHNN ngày 13/3/2020, các khoản cho vay ngắn hạn để khách hàng ổn định SXKD phát sinh sau tháng 01/2020 sẽ đến hạn thanh toán, dễ dẫn đế nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.

(vii).Khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về hoạt động TTKDTM vẫn còn đang tiếp tục phải hoàn thiện, bổ sung.

(viii).Các trường học, cơ sở y tế không tích cực với việc triển khai các khoản thu qua ngân hàng vì phải chịu khoản phí dịch vụ thanh toán qua máy POS, ví điện tử, QR code làm ảnh hưởng đến nguồn kinh phí khoán của đơn vị, gây khó khăn cho ngân hàng khi triển khai thực hiện Thông tư số 136/2018/TT-BTC.

(ix).Việc mở rộng và nhanh chóng triển khai các hình thức giao dịch trực tuyến do nhu cầu từ tình hình dịch Covid-19 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh toán.

(x).Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của các TCTD chưa cao.

(xi).Hoạt động thanh tra, kiểm tra các DN trên địa bàn năm qua bị đình trệ do Covid.

(xii).Và một số khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án.

3. Kiến nghị, đề xuất

3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(i). Xem xét mở rộng phạm vi áp dụng của các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 về mặt thời gian và đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

(ii).Đề xuất Bộ Tài chính có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ các khoản chi phí mà đơn vị sự nghiệp công lập phải trả cho ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi thực hiện các khoản thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.

(ii). Ban hành kịp thời quy định về phát triển các dịch vụ và phương tiện thanh toán mới, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán phát triển an toàn. Định hướng Hội sở các NHTM xây dựng các phần mềm ứng dụng thanh toán điện tử mang tính thân thiện, dễ sử dụng để người dân, đặc biệt là người lớn tuổi không quen dùng công nghệ có thể sử dụng được.

(iii). Phối hợp với Bộ Tài chính liệt kê và công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu đề xuất Chính phủ đưa giao dịch thanh toán trong lĩnh vực bất động sản thực hiện thông qua hình thức TTKDTM.

(iv). Tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để ban hành thông tư liên ngành về xử lý nợ xấu, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi hành án, đảm bảo quyền ưu tiên thu hồi nợ của TCTD khi xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, có thể nghiên cứu xây dựng Luật xử lý nợ xấu.

        3.2.Với UBND thành phố

(i). Tiếp tục chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, công an, cơ quan thực thi pháp luật tích cực hỗ trợ Ngân hàng trong công tác thi hành án, đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ xấu.

(ii). Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tăng cường các đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động mua, bán, thu đổi, niêm yết tỷ giá ngoại tệ trái phép trên địa bàn.

(iii). Chỉ đạo các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND thành phố đẩy nhanh việc ra quyết định theo phương án xử lý đã được thông qua nhằm giúp Công ty CP Thép Dana Úc ổn định sản xuất kinh doanh, từ đó TCTD mới có giải pháp hỗ trợ xử lý nợ đối với doanh nghiệp này.

(iv).Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong việc triển khai Chương trình kết nối ngân hàng–doanh nghiệp.

(v). Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tại Đà Nẵng tích cực thông tin về các dịch vụ, hình thức thanh toán mới, những lợi ích và hiệu quả của TTKDTM.

(vi). Đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, Nhà nước về cho vay chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền tác hại của tín dụng đen.

3.3. Kiến nghị khác:

(i). Các Bộ, ngành liên quan cần có những biện pháp hỗ trợ cho ngư dân nhằm tạo điều kiện cho ngư dân tháo gỡ khó khăn, có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng đối với các khoản nợ xấu cho vay theo Nghị định 67.

(ii). Bảo hiểm xã hội VN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để cập nhật kịp thời các thông tin biến động về người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội nhằm thực hiện chi trả các khoản ASXH qua NH được chính xác, tránh các trường hợp sai sót gây ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM.

        PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2021

* Đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh:

1. Chủ động tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn.

2. Triển khai cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

4. Chú trọng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp theo quy định.

5. Đẩy mạnh TTKDTM; đảm bảo an toàn công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán trên địa bàn.

6. Tăng cường công tác truyền thông.

7. Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt cho các TCTD, KBNN trên địa bàn.

* Đối với các Chi nhánh TCTD:

1. Đảm bảo thực hiện Kế hoạch kinh doanh được Hội sở giao, phù hợp với giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2021 của NHNNVN và của Chính phủ.

2. Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Tăng cường thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

3. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng các quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

4. Tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kịp thời báo cáo NHNN Chi nhánh, Hội sở chính về các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng.

5. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, các dịch vụ ngân hàng số.Đẩy mạnh TTKDTM trong lĩnh vực công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

6. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo thống kê và các quy định về an toàn kho quỹ.

Phòng Tổng hợp và KSNB