Tin tức Sự kiện

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ SỐ 03/2021/TT-NHNN

Ngày 02/4/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Thông tư 03 sẽ có hiệu lực từ ngày 17/5/2021.

1. Định hướng xây dựng Thông tư 03/2021/TT-NHNN

- Tiếp tục tạo điều kiện góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua đại dịch Covid-19, thông qua việc mở rộng phạm vi số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hướng điều chỉnh kéo dài một số mốc thời gian về giới hạn thời gian khoản nợ phát sinh và giới hạn thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ so với TT01.

- Đảm bảo mục tiêu hỗ trợ đúng đối tượng, không để lợi dụng chính sách trục lợi, gây rủi ro cho hệ thống các TCTD theo chỉ đạo của TTgCP và ý kiến của Bộ Tài chính, theo đó sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, quy định về phân loại, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn.

2. Tóm tắt nội dung sửa đổi/ bổ sung của Thông tư 03/2021/TT-NHNN

THÔNG TƯ 01/2020/TT-NHNN THÔNG TƯ 03/2021/TT-NHNN
1. Điều kiện đối với các khoản nợ

- Nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020.

- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày TTgCP công bố hết dịch.

- Nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020.

- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021.

2. Thời gian cơ cấu Không quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay. Không quá 12 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu.
3. Thời hạn cơ cấu 31/12/2020 31/12/2021
4. Giữ nguyên nhóm nợ Tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020.

- Số dư của khoản nợ phát sinh trước 23/01/2020: thực hiện theo TT 01.

- Số dư của khoản nợ phát sinh từ 23/01/2020 đến trước 10/6/2020: TCTD giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ/miễn,giảm lãi/khoản nợ bị chuyển quá hạn.

5. Trích lập dự phòng rủi ro Không quy định

Số tiền dự phòng phải trích bổ sung = Chi phí trích lập dự phòng dựa trên nhóm nợ nếu không thực hiện giữ nguyên nhóm nợ – Chi phí trích lập dự phòng xác định dựa trên nhóm nợ tái cơ cấu.

- Trích lập theo lộ trình 03 năm: Năm 2021: 30%, Năm 2022: 60%, Năm 2023: 100%.

6. Phân loại nợ sau khi đã cơ cấu lại thời hạn trả

Theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR để xử lý RR nhưng không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

ND này kế thừa TT01 và được sửa đổi để đảm bảo rõ ràng hơn:

- Dư nợ còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu: Không áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

- Dư nợ quá hạn theo thời hạn cơ cấu và không được TCTD thực hiện cơ cấu lại: Phân loại theo TT 02.

Về phân loại nợ, trích lập DPRR từ 01/01/2024 đối với toàn bộ dư nợ được cơ cấu lại, miễn giảm lãi sẽ được thực hiện theo TT02.

Việc ban hành TT 03 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD:

Về phía doanh nghiệp:Việc bổ sung thêm các điều kiện để cho phép tái cơ cấu các khoản nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19. 

Về phía các TCTD: Việc quy định trích lập dự phòng rủi ro m giảm áp lực về khả năng tài chính của TCTD khi thực hiện TT 03. Theo quy định tại TT03 số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại, không phải áp dụng nguyên tắc phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định. Tuy nhiên, vào thời điểm kết thúc thời hạn tái cơ cấu, TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro, theo đó áp lực về tài chính trích lập sẽ rất lớn. Để tránh tình trạng này, thay vì để các TCTD tự chủ động trích lập thì nhà điều hành đã đưa ra một lộ trình cụ thể kéo dài trong 03 năm và buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ.

Mỹ Hạnh (NHNN, CN Đà Nẵng)